giáo dục
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh và an toàn
Ngày 5-9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường phổ thông dân tộc nội trú Gia Lai (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ khai giảng
Đây là ngôi trường đang giảng dạy cho khoảng 400 học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát biểu tại lễ khai giảng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, trải qua hơn 30 năm thành lập, phát triển, các thế hệ thầy và trò đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, xây dựng nhà trường và đạt nhiều thành tích cao, góp phần tạo dựng nên truyền thống tốt đẹp. Từ ngôi trường này, đã có nhiều em học sinh đồng bào dân tộc Ba Na, Jrai, Xơ Đăng, Ê Đê trưởng thành, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và vùng Tây Nguyên. Kết quả đó là điều đáng tự hào đối với thầy cô giáo và các em học sinh.
Chủ tịch nước thăm hỏi giáo viên trường
Theo Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Gia Lai là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng Tây Nguyên và cả nước. Việc phát triển Gia Lai là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Trong thực hiện nhiệm vụ đó, phát triển giáo dục đào tạo có tính chất căn bản, nền tảng để thực hiện tốt các nhiệm vụ khác trong tương lai. Vì vậy, trong năm học mới, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành tỉnh Gia Lai cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; trong thực hiện chính sách giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng các trường nội trú, bán trú để tích cực xoá mù chữ cho người đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh trống khai trường
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, việc thành lập hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng và coi trọng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung là một chủ trương thể hiện tư duy và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước. Đây là chủ trương mang tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nếu thực hiện tốt giáo dục đào tạo cho con em dân tộc thiểu số, tức là chúng ta góp phần tạo nền tảng tốt đẹp, căn cơ, vững chắc để thực hiện tốt các nhiệm vụ khác.
Đối với vùng sâu vùng xa, con em đồng bào dân tộc thiểu số, giáo dục đào tạo là con đường tốt nhất để thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm chủ vận mệnh, cuộc đời mình trong tương lai.
Làm tốt công tác giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng tạo nền tảng để giữ vững an ninh chính trị và trật tự địa bàn, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, vùng sâu, vùng xa...
Chủ tịch nước phát biểu tại lễ khai giảng
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, do xuất phát điểm, điều kiện sống của nhiều em không được thuận lợi như học sinh miền xuôi, thành thị nên cùng một chương trình giáo dục, nhà trường và các cô giáo, thầy giáo phải coi trọng phương pháp giảng dạy; phải kiên trì, bền bỉ.
Chủ tịch nước tặng quà cho học sinh
Ngoài ra, bên cạnh nhiệm vụ làm tốt việc dạy và học, nhà trường cần phải quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với các trường dân tộc nội trú; không ngừng quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của các em học sinh, thầy cô giáo.
Chủ tịch nước mong các em học sinh luôn coi ngôi trường phổ thông dân tộc nội trú mà các em đang học là ngôi nhà của mình, luôn trân trọng nhớ ơn các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, người lao động trong nhà trường; mong các em khi rời ngôi trường sẽ trở thành công dân có đóng góp nhiều cho sự phát triển của địa phương, vùng Tây Nguyên, ai cũng thành tài và nhiều em sẽ trở thành cô giáo, thầy giáo tiếp tục công việc cao quý của các thầy cô hôm nay.
Chủ tịch nước tặng quà cho trường
Chủ tịch nước mong nhà trường tiếp tục phát huy tốt vai trò, tổ chức môi trường giáo dục thật sinh động, để các thầy cô giáo có thời gian chia sẻ, tương tác, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng tấm lòng nhiệt huyết, yêu nghề.
Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, các bậc phụ huynh và nhân dân tỉnh Gia Lai tiếp tục dành sự quan tâm thiết thực, đầu tư cho giáo dục của Gia Lai nói chung và hỗ trợ giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, an toàn, để thầy cô giáo, học sinh được dạy và học trong niềm vui, hạnh phúc, sự sáng tạo vì tương lai tốt đẹp của các em học sinh.
Nguồn HỮU PHÚC – SGGP Online
Tin khác
-
Thư của Chủ tịch nước gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
-
Thông tin về tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM năm 2022
-
UBND TPHCM chỉ thị khẩn về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022
-
Đề xuất hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho hơn 72.000 học sinh TPHCM
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Sẽ có điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học, phương pháp thi cho học sinh vùng dịch
- Đối tượng và điều kiện dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021
- TPHCM chính thức thông qua Nghị quyết hỗ trợ giáo dục mầm non
- Toàn văn Bài phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tại Lễ Tuyên dương HS, SV, TN DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020
- Tuyên dương 145 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2020
- Lễ trao học bỗng Doanh nghiệp Bánh kẹo Á Châu niên học 2020-2021
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư chúc mừng năm học mới 2020-2021
- Chuẩn bị kỹ kỳ thi THPT quốc gia để tránh sai sót
- Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp khai giảng năm học mới
- 13 trường hợp sẽ được miễn thi ngoại ngữ kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021
- TPHCM: Dự kiến học sinh trở lại trường vào đầu tháng 3
- Toàn văn Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Lễ Tuyên dương HS, SV, TN DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020
- Thăm các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu
- Tiếp sức đưa trẻ đến trường
- Thành lập Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực