Kinh tế - Xã hội
Từ hôm nay, lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Từ hôm nay 3-1, cho đến ngày 15-3, các cơ quan chức năng bắt đầu tập hợp các ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này.
Báo SGGP tổ chức tọa đàm "Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gỡ rào cản, phát huy nội lực"
Toàn văn dự thảo đã được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ TN-MT, Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Báo SGGP Online (www.sggp.org.vn) và nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo tại đây.
Phạm vi lấy ý kiến nhân dân là toàn diện, toàn bộ Luật Đất đai (sửa đổi) nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp được dư luận quan tâm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc.
Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; MTTQ Việt Nam các cấp cùng các tổ chức chính trị - xã hội thành viên; các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ chủ trì tổng hợp ý kiến và xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước tổ chức lấy ý trong đơn vị, tổ chức, hệ thống mình.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức lấy ý kiến đối với nội dung có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình. UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp HĐND, đoàn đại biểu Quốc hội, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 12-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, đây là nội dung trọng tâm của công tác tư pháp trong cả nhiệm kỳ khóa XV.
Nguồn ANH THƯ – SGGP Online
Tin khác
-
Bổ sung dự án sửa đổi Luật Căn cước công dân và Luật Các tổ chức tín dụng vào chương trình năm 2023
-
Quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hợp lý, nhiều bất cập
-
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn mới nhất INFOGRAPHIC
-
Trước 20-3, hoàn thiện quy trình điện tử để thực hiện bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy
- Thu hồi đất xong, phân lô bán nền giá gấp hàng trăm lần khiến người dân rất bức xúc
- Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu thực hiện nghiêm quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy
- Thủ tướng chỉ thị không yêu cầu người dân phải xuất trình, nộp Sổ hộ khẩu
- ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM NĂM 1943 – VĂN KIỆN CHÍNH THỨC ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA
- Tăng lương cơ sở: Lương hưu, trợ cấp BHXH tăng theo
- Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 2-2023
- Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 1-2023 INFOGRAPHIC
- Chăm lo tết chu đáo cho người lao động
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan: Phát triển đô thị nén ở các huyện ngoại thành
- Cận cảnh mẫu hộ chiếu gắn chíp được cấp từ 1-3
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức thăm các thầy thuốc nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam
- Định giá đất sát với thị trường khi xây dựng pháp luật về đất đai
- Từ 1-3-2023 có bắt buộc đổi sang hộ chiếu gắn chip điện tử ?
- Chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy từ hôm nay 1-1-2023
- Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn