Lễ hội
Sakaya - món bánh ngọt truyền thống của người Chăm
Ngày hội "Nối vòng tay lớn" năm 2018 nhằm hưởng ứng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19-4 đã được Ban Dân vận Quận ủy - UBMTTQ - Hội LHPN - Hội LHTN - Văn phòng UBND, HĐND - Phòng Nội vụ - Phòng Văn hóa và thông tin Quận Phú Nhuận tổ chức tại Quận Đoàn Phú Nhuận vào sáng ngày 31/3/2018.
Tại ngày hội, ngoài các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian đặc sắc, không thể không kể đến tiết mục "đinh" của ngày hội - Hội thi ẩm thực các dân tộc. Không thể kể hết tên của vô vàn món ngon của đồng bào trong Hội thi, vì mỗi món đều có nét đặc sắc của mình, một trong những món nổi bật và tỏa hương ngào ngạt trong Hội thi hấp dẫn rất nhiều đại biểu tham dự Ngày hội - đó chính là món bánh Sakaya của đồng bào người Chăm.
Không rõ bánh Sakaya có mặt trong ẩm thực người Chăm từ khi nào, chỉ biết vào những dịp lễ hội như Katé, đám cưới, đám tang... bánh mới được làm để cúng và đãi khách. Đặc biệt, bánh chỉ dùng để đãi những khách quý, trẻ nhỏ ít được cơ hội thưởng thức.
Để có được chén bánh Sakaya thơm phức, khâu đầu tiên phải chuẩn bị nguyên vật liệu làm gồm trứng, đường, đậu phộng rang và gừng giã nhuyễn. Những bà mẹ Chăm khéo tay sẽ chọn trứng vịt loại to và tươi. Đậu phộng hạt đem rang chín rồi đem giã sao cho hạt bẻ làm ba, làm bốn là vừa. Gừng tươi giã thật nhuyễn đựng trong chén nhỏ để chuẩn bị trộn với hỗn hợp trứng. Trứng được đập ra trộn với đường và đánh sao cho thật nhuyễn, nếu không, sau khi đem hấp đường sẽ đọng lại làm bánh mất ngon và không đẹp mắt. Hỗn hợp này có màu vàng, sền sệt, được pha thêm đậu phộng rang cùng gừng giã nhuyễn. Bánh Sakaya nhất thiết phải có gừng với lượng vừa đủ. Gừng giã nhuyễn trộn với bánh sẽ tạo mùi vị rất đặc trưng. Sau khi trộn đều hỗn hợp trứng, đường, đậu phộng rang và gừng giã nhuyễn, công đoạn cuối cùng là đem đi hấp. Hỗn hợp này được cho vào những chiếc chén nhỏ, đem bỏ vào nồi chưng cách thủy, lửa riu riu. Khoảng 10 phút sau, khi nồi nước sôi sùng sục, khói bốc lên nghi ngút sẽ lan tỏa mùi thơm thoang thoảng của bánh. Mở nắp nồi, dùng đũa châm vào bánh để bánh chín đã chín chưa. Bánh chín màu vàng đẹp mắt, phảng phất mùi thơm của đậu phộng và gừng.
Đối với những chiếc bánh ngọt khác, người ăn một hai cái đã thấy ngán nhưng với bánh Sakay của người Chăm, ăn đến 4-5 chén mà vẫn còn thèm và luyến tiếc. Câu chuyện cứ kéo dài, tách trà thường xuyên được châm nước nóng để thưởng thức bánh Sakaya đến khi nào tiệc tan, mọi người xin phép nhau ra về.
Nếu có dịp ghé thăm gia đình của đồng bào người Chăm, bạn hãy nhờ các bà mẹ Chăm khéo tay dạy làm những chiếc bánh Sakaya thật ngon này hoặc nếu may mắn sẽ được mời thưởng thức món bánh tuyệt diệu này.
CGQT (Tin / Ảnh)
Tin khác
-
Quảng bá không gian văn hóa 54 dân tộc Việt Nam trên ''bảo tàng số''
-
Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc thăm và chúc mừng Đồng bào Chăm nhân Đại lễ Raya Eidil Adha
-
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều hoạt động thăm hỏi gặp mặt đại diện cộng đồng Hồi giáo nhân tháng Lễ Ramadan
-
MỘT CÁCH TIẾP CẬN VĂN HÓA
- MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
- VĂN HÓA TỘC NGƯỜI NÙNG
- DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG TÍN NGƯỠNG & TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
- VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CO
- Không gian văn hóa Hồ Chí Minh – Tủ sách trực tuyến
- Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- Văn hóa Khmer trên đất chín rồng
- 40 năm miệt mài bảo tồn chữ Thái cổ
- NAM BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
- CÁC NỀN VĂN HÓA CỔ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ 19)
- TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
- VĂN HÓA TỘC NGƯỜI KHƠ MÚ
- Tổ chức Diễn đàn văn hóa trong khuôn khổ "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" năm 2022
- Khai mạc Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên
- Lễ hội Nguyên tiêu năm 2022
- "Hương Xuân vùng cao" tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam