pháp luật và cuộc sống
Công nhận người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
Ảnh minh họa
Trong đó, Điều 23 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP (quy định thời gian công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc) được sửa đổi, bổ sung thành: Công nhận và đăng tải, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Cụ thể, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của hoạt động tố tụng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi cho Bộ Tư pháp.
Trường hợp có sự thay đổi về thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được công nhận thì bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh danh sách và gửi cho Bộ Tư pháp.
Người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được lựa chọn, lập và công bố trước ngày 1/1/2021, nếu còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được công nhận là người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp.
Chí Kiên
Nguồn "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ"
Tin khác
-
Cảnh giác với người lạ gọi điện kích hoạt dùm định danh điện tử mức 2
-
Thủ đoạn lừa đảo mới liên quan thẻ tín dụng
-
Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 9-2023 INFOGRAPHIC
-
Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 7-2023
- MỘT SỐ THÔNG TIN Về tác hại của việc sử dụng “thuốc lá điện tử”, “thuốc lá nung nóng”.
- Trước 20-3, hoàn thiện quy trình điện tử để thực hiện bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy
- Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 2-2023
- Truyền thông về Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022
- Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 06/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 9-2021
- Chính phủ ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp
- INFOGRAPHIC Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 5-2023
- Đăng tải, phổ biến các Danh mục bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố
- Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 1-2023 INFOGRAPHIC
- Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 06/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
- Quận 11: Tổ chức phiên toà giả định xét xử hành vi “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” và trợ giúp pháp lý lưu động
- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CƯ TRÚ NĂM 2020
- Người làm nghề nặng nhọc, độc hại được nghỉ hưu trước 5 tuổi