thời sự trong nước
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
Sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức giám định tư pháp công lập; việc thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng giám định tư pháp; quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) đối với hoạt động giám định tư pháp".
Hoạt động giám định tư pháp - Ảnh minh họa (kiemsat.vn)
Sửa đổi quy định về chấm dứt hoạt động Văn phòng giám định tư pháp
Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi quy định về chấm dứt hoạt động Văn phòng giám định tư pháp (khoản 2 Điều 21 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP) như sau:
"2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
Văn phòng giám định tư pháp phải gửi kèm theo báo cáo giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc thực hiện giám định đối với các trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đã tiếp nhận, nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ theo quy định của pháp luật, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, đăng báo trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động đến Văn phòng giám định tư pháp và các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này".
Sửa đổi chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp
Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 26 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP về chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp như sau:
"Điều 26. Chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp
1. Giám định viên tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp.
Giám định viên tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
2. Giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp thường trực".
Sửa đổi quy định về công nhận và đăng tải, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
Việc công nhận và đăng tải, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại Điều 23 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 23. Công nhận và đăng tải, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của hoạt động tố tụng, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải trên cổng thông tin của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi cho Bộ Tư pháp.
3. Trường hợp có sự thay đổi về thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã dược công nhận thì Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh danh sách và gửi cho Bộ Tư pháp.
4. Người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã dược lựa chọn, lập và công bố trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, nếu còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được công nhận là người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp".
File đính kèm
NTH
Nguồn – Cổng Thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tin khác
-
Kỷ niệm 78 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945 - 23-9-2023): Chính trị, niềm tin - Nhân tố quyết định thành công
-
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy tinh thần Nam bộ kháng chiến cho hôm nay
-
TPHCM ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã
-
Kỷ niệm 78 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945 _ 23-9-2023): Vang mãi nhịp quân hành Nam tiến
- Kỳ họp thứ 11 HĐND TPHCM khóa X: Thể chế hóa nhiều cơ chế, chính sách thực hiện Nghị quyết 98
- Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Đề nghị HĐND TPHCM tập trung giám sát thực hiện Nghị quyết 98
- TPHCM đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức đến hết thí điểm Nghị quyết 98
- BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG Những tiếng nói lạc lõng
- Vận dụng Nghị quyết 98 để có hướng dẫn thí điểm xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
- Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Năng động, sáng tạo, ghi dấu ấn trong chặng đường phát triển mới của thành phố
- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu: “Cơ chế ủy quyền đã được TPHCM triển khai có hiệu quả”
- Nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động giám sát của HĐND TPHCM
- Khai mạc kỳ họp chuyên đề HĐND TPHCM bàn nhiều quyết sách quan trọng thực hiện Nghị quyết 98
- Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Phải có quyết sách bảo vệ để cán bộ hành động
- Cảnh giác với người lạ gọi điện kích hoạt dùm định danh điện tử mức 2
- Vận dụng Nghị quyết 98 để có hướng dẫn thí điểm xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
- Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ về nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
- Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Dành những điều kiện thuận lợi để các đồng chí ở cơ sở cống hiến, dấn thân
- Lần đầu tiên tổ chức hội nghị triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV