Pháp luật và Cuộc sống
Đồng chí Võ Văn Thưởng được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đọc tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét bầu đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Sáng 2-3, Quốc hội khoá XV đã khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 4 tại Nhà Quốc hội để kiện toàn công tác nhân sự Chủ tịch nước.
Đồng chí Võ Văn Thưởng. Ảnh: QUANG PHÚC
Sau nghi thức khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đọc tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét bầu đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự kỳ họp bất thường lần thứ 4, sáng 2-3. Ảnh: VIẾT CHUNG
Đồng chí Võ Văn Thưởng sinh năm 1970; vào Đảng năm 1993; quê quán: huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long; dân tộc: Kinh; trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Triết học.
Đồng chí Võ Văn Thưởng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Thường trực Ban Bí thư khóa XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khóa XII; Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIV, XV.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự kỳ họp bất thường lần thứ 4, sáng 2-3. Ảnh: VIẾT CHUNG
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu điều hành kỳ họp bất thường lần thứ 4, sáng 2-3. Ảnh: VIẾT CHUNG
Quang cảnh kỳ họp bất thường lần thứ 4, sáng 2-3. Ảnh: VIẾT CHUNG
Các đại biểu dự kỳ họp bất thường lần thứ 4, sáng 2-3. Ảnh: VIẾT CHUNG
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các đại biểu tại kỳ họp. Ảnh: VIẾT CHUNG
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch nước vào sáng 2-3. Ảnh: VIẾT CHUNG
Các đại biểu bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch nước vào sáng 2-3. Ảnh: VIẾT CHUNG
Các đại biểu bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch nước vào sáng 2-3. Ảnh: VIẾT CHUNG
Nguồn ANH PHƯƠNG - TRẦN LƯU – SGGP Online
Tin khác
-
MỘT SỐ THÔNG TIN Về tác hại của việc sử dụng “thuốc lá điện tử”, “thuốc lá nung nóng”.
-
INFOGRAPHIC Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 5-2023
-
Trước 20-3, hoàn thiện quy trình điện tử để thực hiện bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy
-
Đăng tải, phổ biến các Danh mục bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố
- Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 2-2023
- Truyền thông về Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022
- Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 06/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 9-2021
- Chính phủ ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp
- Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
- Những chính sách có hiệu lực từ tháng 1-2021
- Những chính sách nổi bật, có hiệu lực từ tháng 1-2023 INFOGRAPHIC
- Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 06/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
- Quận 11: Tổ chức phiên toà giả định xét xử hành vi “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” và trợ giúp pháp lý lưu động
- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CƯ TRÚ NĂM 2020
- Người làm nghề nặng nhọc, độc hại được nghỉ hưu trước 5 tuổi
- Công nhận người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
- Phạt đến 100 triệu đồng nếu xâm phạm dữ liệu cá nhân
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hội thi Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh